Giữa cuộc sống bận rộn, thỉnh thoảng, bạn cũng cần phải tự nhắc nhở rằng hãy dành nhiều thời gian hơn cho thiên thần nhỏ của mình. Không chỉ nói bằng lời, hãy giúp con cái cảm nhận được rằng chúng thực sự được an toàn và yêu thương trong gia đình bằng cử chỉ, hành động thường ngày. Một số cách sau đây có thể giúp các gia đình gắn kết tốt hơn với con cái.
1. Dành thời gian riêng cho con. Chỉ có hai mẹ/bố con cùng đi ăn trưa, đi dạo một vòng hoặc làm gì đó riêng tư để trẻ hiểu được giá trị của sự giao tiếp cá nhân.
2. Giúp trẻ nuôi dưỡng lòng tự trọng, sự tự tin bằng cách khen ngợi những nổ lực trẻ đã bỏ ra để hoàn thành công việc nào đó.
3. Hãy ăn mừng cho mỗi sự kiện liên quan đến bé. Chuẩn bị một bữa tối đặc biệt cho trẻ và khách mời để mừng việc trẻ rụng chiếc răng đầu tiên, tham gia vào đội bóng hay đạt điểm tốt học tập…
4. Dạy trẻ cách suy nghĩ lạc quan và trở thành người lạc quan. Nếu trẻ trở về nhà trong tình trạng dơ bẩn, đừng quá chú ý đến vết dơ mà hãy nói với trẻ rằng: “Xem ra con của bố/mẹ đã có thời gian vui chơi tuyệt diệu phải không?”
5. Cố gắng đọc thêm sách cho trẻ trước giờ đi ngủ dù đã trễ và bản thân bạn cũng thấm mệt. Đừng quên đọc sách cho cả những đứa con lớn hơn (đã biết đọc) của bạn vì hoạt động này có thể giúp gia tăng sự gần gũi và gia đình thêm quấn quít bên nhau.
6. Cho trẻ xem những tấm ảnh hồi bé tí của chúng và kể về những kỷ niệm thời ấu thơ cho con cái nghe.
7. Nhắc nhở cho con cái về những điều bạn đã dạy cho chúng
8. Hãy nói với con cái là bạn cảm thấy vui sướng và hạnh phúc như thế nào khi được là cha mẹ của chúng và bạn mong đợi chúng lớn khôn như thế nào.
9. Hãy để trẻ tự lựa chọn quần áo của chúng. Điều này thể hiện việc bạn tôn trọng quyết định và sở thích của trẻ cũng như giúp trẻ quyết đoán hơn
10. Suy nghĩ như con trẻ để chơi với chúng như: cùng làm thiên thần tuyết, chơi trò vẽ hình lên đầu ngón tay, chơi đất sét…
11. Nắm rõ thời khóa biểu học hành, lịch gặp gỡ bạn bè, giáo viên của con để bạn có thể hỏi: “Hôm nay thầy A, cô B đã nói gì trên lớp, hôm nay con gặp bạn C có vui không…” thay vì chỉ hỏi “Hôm nay con đã làm gì?”
12. Hãy ngừng rửa chén dĩa nay nói chuyện điện thoại để lắng nghe con cái khi chúng đang muốn chuyện trò cùng bạn.
13. Hãy dạy cho trẻ chơi những trò bạn yêu thích ngày xưa. Có thể kể cho các con nghe về tuổi thơ và những trò vui của chính bạn
14. Thi thoảng, bạn hãy lách luật của… chính mình một chút. Một lúc nào đó, hãy làm ngơ để trẻ được tự do xỏ giày và nhảy vào vũng nước chẳng hạn và đây là điều mà bạn luôn luôn bảo rằng chúng đừng làm như thế.
15. Dù bận rộn cách mấy, cả gia đình hãy dành thời gian ăn tối cùng nhau và chia sẻ những thành tựu nho nhỏ mà các thành viên đạt được trong tuần đó.
16. Hãy sáng tạo trong công việc hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể cắt những miếng sandwich thành hình trái tim, ngôi sao… để có thêm cảm hứng.
17. Bí mật ghi chú những câu nói yêu thương, câu nói đùa dí dỏm, những bài thơ hay lời nói khuyến khích vào trong hộp cơm, balô hay đặt cạnh giường trẻ để giúp trẻ nghĩ về những điều này và cảm thấy vui.
18. Hãy để trẻ nghe thấy bạn khen ngợi chúng với người khác.
19. Hãy đeo món trang sức do con bạn làm tặng bạn theo cách khiến chúng nghĩ rằng bạn rất tự hào về “óc nghệ thuật” của chúng.
20. Tránh không làm với con cái tất cả những điều bạn không thích bố mẹ làm với bạn khi còn nhỏ.
21. Thay vì nói: “Con làm điều này sai rồi”, khi con bạn làm điều gì đó không đúng mà hãy nói rằng: “Tại sao con không thử làm theo cách này”.
22. Hãy tạo ra những từ ngữ, tín hiệu, cử chỉ bí mật mà chỉ có bạn và con cái của bạn mới hiểu.
23. Hãy nhớ cho trẻ hai món quà trẻ có thể dùng mãi mãi là: cội nguồn và đôi cánh. Nếu sau đó chúng có thể tự phát triển bản thân một cách độc lập và tự tin, điều này có nghĩa bạn đã đi đúng hướng.
24. Hãy quên đi ngày hôm qua và làm cho mỗi ngày đến đều mới mẻ. Hãy xem mỗi ngày đều là cơ hội mới để gắn kết yêu thương nhiều hơn với con trẻ.
25. Ôm hôn con mỗi ngày và đừng quên nhắn nhủ, “Ba/Mẹ yêu con nhiều lắm”. Con trẻ lớn lên nhờ những điều giản đơn như thế. Đây nên là thói quen mỗi ngày và cần được duy trì ở mọi lứa tuổi.
Đăng nhận xét